in

Cách nhận biết zona đơn giản qua ngoại quan

nhận biết zona

cách nhận biết zona
Hình ảnh bệnh chàm

Cách nhận biết zona như thế nào? Triệu chứng đầu tiên của Zona thường là tăng cảm giác da hoặc cảm giác đau ở 1 phía của cơ thể. Những cảm giác da có thể gặp là ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng hoặc đau sâu, đau nhói. Thông thường thì sau khi cơn đau xuất hiện được 1-3 ngày các dải ban sẽ nổi lên, tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau.

Nguyên nhân gây bệnh zona

Chưa ai biết được chính xác nguyên nhân vì sao virus thủy đậu lại có thể tái hoạt động và gây ra bệnh Zona. Một vài khả năng có thể xảy ra là:

  • Stress
  • Mệt mỏi
  • Hệ miễn dịch suy yếu (có thể là do tuổi tác, bệnh tật, thuốc men làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể để có thể giữ được virus thủy đậu trong trạng thái bất hoạt).
  • Ung thư.
  • Các biện pháp điều trị bằng tia xạ.
  • Làm tổn thương vùng da bị nổi ban.

Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng, bệnh Zona có thể xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể

Cách nhận biết zona

  • Cách nhận biết zona qua cảm giác: Triệu chứng đầu tiên của Zona thường là tăng cảm giác da hoặc cảm giác đau ở 1 phía của cơ thể. Những cảm giác da có thể gặp là ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng hoặc đau sâu, đau nhói.
  • Thông thường thì sau khi cơn đau xuất hiện được 1-3 ngày các dải ban sẽ nổi lên, tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau. Sau đó nó sẽ tụ mủ và đóng vảy trong 10-12 ngày.
  • 2 – 3 tuần sau, ban sẽ biến mất và vảy rơi ra và có thể để lại sẹo.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Từ những cách nhận biết zona trên, nếu bạn nghi mình bị zona nặng thì nên đi khám bác sĩ. Đi khám khi bạn bị đau hoặc nổi ban thành 1 dải ở một phía của cơ thể. Nếu bạn nghĩ bạn bị Zona, đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì những thuốc kháng virus chỉ hiệu quả khi được sử dụng sớm.

  • Nếu vết ban và vết phồng nổi lên ở mũi hoặc gần mắt, bạn cần phải đi khám ngay lập tức vì virus có thể lan đến mắt làm tổn thương mắt và mù.
  • Bạn cũng cần phải đến khám càng sớm càng tốt nếu bạn đang có những bệnh làm suy giảm sức miễn dịch của cơ thể. Nhờ đó bạn có thể tránh được những biến chứng.

Đến phòng cấp cứu nếu như có các dấu hiệu:

  • Bệnh Zona kèm với sốt cao hoặc mệt mỏi.
  • Vết phồng lan ra những khu vực khác của cơ thể.

Cách nhận biết zona qua Lâm sàng và cận lâm sàng

Kiểu đau kinh điển, vết phồng nổi lên thành 1 dải ở 1 bên của cơ thể là tất cả những dấu hiệu cần thiết đủ để bác sĩ chẩn đoán bạn đã bị nhiễm Herpes Zoster. Ban có thể lan ra ngoài dải này hoặc hiếm gặp hơn là lan sang phía bên kia của cơ thể. Đôi khi bệnh nhân chỉ đau theo 1 dải mà không thấy nổi ban.

  • Có thể bác sĩ sẽ quyết định làm xét nghiệm để xác định xem bạn có bị Zona hay không. Tuy nhiên, những xét nghiệm này không phải lúc nào cũng cần thiết.
  • Phết Tzanck: hiện nay ít được sử dụng hơn trước do những kỹ thuật mới đã xuất hiện, người ta rạch vết phồng và lấy dịch cùng với các tế bào da trong đó đặt lên slide. Sau đó nhuộm màu bằng 1 loại thuốc nhuộm đặc biệt rồi đưa lên kính hiển vi để tìm những biến đổi của tế bào gây ra bởi virus. Phương pháp này không thể giúp phân biệt được giữa VZV và Herpes Simplex Virus (HSV), tuy nhiên VZV gây bệnh zona và thủy đậu còn HSV gây ra bệnh Herpes simplex (đôi khi thường được biết đến bằng cái tên Herpes môi hoặc Herpes sinh dục).
  • Cấy virus hoặc test kháng thể đặc biệt, như DFA (direct fluorescent antibody – kháng thể huỳnh quang trực tiếp), trong sang thương có thể xác định được VZV. DFA thường cho kết quả sau 1 giờ. Xét nghiệm này có thể giúp phân biệt được giữa VZV và HSV. Cấy virus có thể cho kết quả sau 2 tuần hoặc hơn.
  • Sinh thiết da: lấy một mẩu da ở sang thương và xem xét chúng dưới kính hiển vi. Có thể dùng mô sinh thiết để cấy nếu không có mẩu sang thương nguyên vẹn. Ngoài ra người ta còn có thể dùng PCR (polymerase chain reaction) để phát hiện ra DNA của virus trong mẫu mô được sinh thiết.

Bệnh zona thần kinh và giời leo là gì?

Bệnh zona thần kinh là do virus herpes zoster gây nên. Virus trú ngụ trong cơ thể ở trạng thái ngủ bên trong các dây thần kinh cảm giác. Khi chúng tái hoạt động sẽ đi dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban kèm theo đau nhức vùng có phát ban.

Bệnh giời leo là bị bỏng da do acid photpho hữu cơ từ côn trùng, Bọ giời là bị một loại côn trùng (ban đêm phát sáng màu xanh lục) bò lên da để lại chất nhày chứa acid photpho hữu cơ gây bỏng da, nếu chúng bị đè nát thì mức độ tổn thương trên da nặng hơn, không còn là những đường vệt dài mà là một đám lớn.

Đã từng có rất nhiều trường hợp người bệnh mắc zona thần kinh nhưng lại nhầm tưởng là giời leo, cho nên đã lựa chọn sai cách chữa trị và hậu quả dẫn tới tình trạng là bệnh lâu khỏi hơn, quá trình hồi phục lâu hơn, cũng như để lại nhiều di chứng xấu tới sức khỏe.

Do vậy, theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa khi trên da thấy xuất hiện những vết bọng nước nhỏ trên da, nhất là vùng mắt, tai, lưng… người bệnh nên đi khám để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.

Zona thần kinh và giời leo có lây không?

Cả zona thần kinh và bệnh giời leo đều có thể lây được.

  • Zona thần kinh không lây trực tiếp mà khi người bệnh tiếp xúc với mụn nước có chứa virus varicella-zoster thì rất dễ mắc bệnh thủy đậu nếu chưa từng mắc hoặc chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh.
  • Bệnh giời leo có thể lây từ người này sang người khác thông qua những tiếp xúc thông thường với mụn nước của người bệnh.
Phân biệt zona thần kinh và giời leo

Cách nhận biết zona thần kinh và giời leo

Zona thần kinh Giời leo
Nguyên nhân Do sự tái phát của virus gây bệnh thủy đậu (Virus Varicella). Zona chỉ xảy ra với người đã từng bị thủy đậu.

Nếu trẻ em được chủng ngừa thủy đậu từ nhỏ, chúng sẽ không bị thủy đậu và do đó sẽ không bị zona.

Do viêm da dị ứng với phấn của côn trùng hoặc là chân của con giời. Những con côn trùng này thích sống ở nơi ẩm thấp, góc khuất, ngõ ngách hay dưới gầm giường.

Côn trùng có thể bò qua khăn mặt, quần áo. Bệnh nhân sử dụng cũng có thể bị viêm da dị ứng.

Vùng da bị bệnh – Thường chỉ ở một vùng cơ thể, thuộc vùng chi phối của một dây thần kinh cảm giác đơn độc hay viêm đầu mút của dây thần kinh ngoại biên. – Có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể khi có tiếp xúc với phấn côn trùng hay chân con giời (chân, tay, mặt, cổ, bụng…)
Biểu hiện trên da – Những mụn nước trên da có màu đỏ, chứa dịch viêm màu hồng. Các mụn có thể liền lại với nhau thành đám. Các mụn nước phát triển xung quanh, gần với các trục dây thần kinh.

– Chỉ có tổn thương ở một bên cơ thể. Sau 7 – 10 ngày mụn nước chảy, khô, tạo thành vảy khô.

– Một vùng da bị ngứa, rát đỏ, sau đó phù nề, xuất hiện mụn nước nhỏ.

– Bề mặt da tổn thương có màu trắng xám, bên trong có chữa dịch màu trắng

– Sau 5 – 7 ngày vùng da xạm có vảy da chết hoặc là các mụn phỏng trắng xám liên kết lại với nhau thành từng đám lớn vỡ ra chảy nhiều dịch. Sau vài ngày vết loét khô dần và để lại một vùng da thâm sạm.

Tiến triển Khoảng 2 tuần các vảy bong ra để lại sẹo mờ và hết dần sau vài tháng. – Khoảng 7- 8 ngày các vết chợt khô có màu đen phủ lên vùng da bị thâm.

– Sau 1 – 2 tháng da sẽ trở lại bình thường.

Biến chứng – Mắt: Gây kết mạc nhãn cầu, viêm giác mạc.
– Vùng da khác: nhiễm trùng, biến chứng vào hệ tuần hoàn, gan, thận…
Có thể làm lan sang các vùng da bên cạnh khi các mụn nước bị vỡ.
Điều trị

 

– Sử dụng thuốc kháng virus, thuốc bôi ngoài da, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm. – Sử dụng kiềm mạnh trung hòa acid để làm giảm bỏng rát da.

Hãy chia sẻ cho mọi người nếu thấy thú vị nhé!

Written by admin

cách nhận biết bị quai bị

Cách nhận biết bị quai bị như thế nào?

cách nhận biết bệnh bạch hầu

Cách nhận biết bệnh Bạch Hầu qua triệu chứng