in

Cách nhận biết huyết áp cao hay thấp đơn giản

nhận biết huyết áp

cách nhận biết huyết áp cao hay thấp

Cách nhận biết huyết áp cao hay thấp đơn giản nhất mà các bạn có thể thử nghiệm xem sao. Đương nhiên đây chỉ là bài tham khảo. Nếu bạn có bệnh về huyết áp thì nên đi khám bác sĩ để có kết quả chuẩn nhất nhé.

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu huyết áp hay áp huyết là gì?

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực đẩy do sự tuần hoàn của máu trong các mạch máu, và là một trong những dấu hiệu chính cho biết cơ thể còn sống hay đã chết. Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại đến cực tiểu. Nếu huyết áp bằng 0 tức là tim ngừng đập.

Các loại huyết áp?

Về các số đo huyết áp gồm có 2 trị số: Huyết áp tối đa hay còn gọi là tâm thu, huyết áp tối thiểu hay còn gọi là tâm trương. Căn cứ vào 2 trị số này để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường:
Huyết áp bình thường: Đối với người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì chẩn đoán là cao huyết áp.
Tiền cao huyết áp: Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg) thì được gọi là tiền cao huyết áp.
Huyết áp thấp: (Hạ huyết áp) huyết áp thấp được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg.
Để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không người ta cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Do đó phải đo huyết áp thường xuyên, theo dõi trong nhiều ngày và mỗi ngày nhiều lần. Ở một số người, huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng… chẳng hạn.
Huyết áp cũng thay đổi theo độ tuổi và chỉ số huyết áp bình thường ở mỗi độ tuổi cũng khác nhau. Dưới đây là bảng chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi để mọi người dễ theo dõi, kiểm soát huyết áp của mình và người thân trong gia đình.

Cách nhận biết huyết áp cao hay thấp

Nhận biết huyết áp cao

Một số triệu chứng điển hình nghi ngờ bệnh tăng huyết áp (huyết áp cao):

  • Đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng.
  • Thở nông.
  • Chảy máu mũi.
  • Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh.
  • Chóng mặt.
  • Mắt nhìn mờ.
  • Mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa.
  • Tiểu máu.
  • Mất ngủ.

Nhận biết huyết áp thấp

1. Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt

Triệu chứng huyết áp thấp này thường xuất hiện vào những lúc bạn thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy sau khi ngồi quá lâu, ngồi bật dậy khi đang nằm, hoặc khi đứng trong nhiều giờ liền. Khi đó bạn sẽ cảm thấy mọi vật thể như đang xoay tròn xung quanh và không thể kiểm soát được. Nếu như gặp phải tình trạng này quá thường xuyên, bạn cần hết sức lưu ý.

2. Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng

Khi bị huyết áp thấp, phiền phức lớn nhất của bệnh nhân chính là chứng đau đầu. Cơn đau đầu sẽ nặng hơn sau mỗi lần não căng thẳng hoặc hoạt động thể lực nặng. Mỗi người có mức độ và tính chất đau đầu khác nhau, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu. Có lúc đau ở mức độ nặng hơn, vừa đau vừa bị tê nhức.

3. Ngất

Khi bị hạ huyết áp ở mức độ nghiêm trọng bệnh nhân có thể sẽ có triệu chứng của ngất ( tình trạng mất ý thức đột ngột). Nếu không kịp phòng tránh việc rơi vào cơn ngất đột ngột sẽ dẫn đến gãy xương và chấn thương cơ thể khác. Bạn hãy thử tưởng tượng, đang đi xe hoặc đi bộ mà ngã đổ bên đường thì sẽ nguy hiểm thế nào.

4. Giảm tập trung

Khả năng tập trung kém cũng có thể ảnh hưởng bởi huyết áp của bạn. Vì khi cơ thể hạ huyết áp thì máu sẽ không đủ cung cấp đến não với như bình thường, từ đó khiến các tế bào não không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động bình thường. Chính điều này là nguyên nhân gây cản trở khả năng tập trung ở người huyết áp thấp.

5. Mờ mắt

Những người bị huyết áp thấp nghiêm trọng, sẽ xuất hiện dấu hiệu mất thính giác, thị lực bị giảm làm mờ mắt. Tình trạng mờ mắt đột ngột có thể gây nguy hiểm nếu như bạn đang di chuyển trên đường. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là bạn nên tìm một chỗ ngồi xuống và nghỉ ngơi, cho đến khi huyết áp và thị lực trở lại bình thường.

6. Buồn nôn

Cảm giác lợm giọng và buồn nôn là dấu hiệu khi huyết áp bị thấp. Biện pháp khắc phục hiệu quả là bạn nên nhấm nháp một ít nước chanh như vậy sẽ giảm cảm giác buồn nôn.

7. Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt

Khi huyết áp thấp, chân tay của bạn thường có cảm giác bị tê cóng và lạnh ở bên trong cơ thể. Nguyên nhân là do cơ thể bạn không thể duy trì việc tưới máu và cung cấp oxy đến da, gây giảm thân nhiệt. Trong trường hợp này, giải pháp khắc phục là bạn nên uống ngay một ít thức uống nóng để tạo nhiệt cho cơ thể.

8. Nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, nông

Khi huyết áp xuống quá thấp, cơ thể bạn bị thiếu oxy nghiêm trọng, điều này khiến trái tim và phổi phải tăng cường hoạt động để bù đắp phần thiếu hụt gây nên tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh, khó thở.

9. Mệt mỏi

Dấu hiệu này thường xuất hiện vào buổi sáng, người bệnh thường cảm thấy tinh thần mệt mỏi, chân tay tê buồn rã rời không có sức sống. Nếu được nghỉ ngơi hoặc ngủ một giấc ngắn thì tình hình sẽ tốt hơn. Nhưng đến buổi chiều hoặc buổi tối cơ thể lại xuất hiện cảm giác mệt mỏi, mặc dù không phải vừa mới làm việc quá sức.

Sự mệt mỏi này có thể liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh do các cơ bị co thắt quá mức. Trong trường hợp này, ăn trái cây tươi sẽ giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể bạn, giúp giảm cảm giác mệt mỏi.

10. Trầm cảm

Bệnh nhân huyết áp thấp thường có tâm trạng uể oải, buồn bã và rất dễ bị trầm cảm.

11. Cảm giác khát

Khi huyết áp giảm, cơ thể sẽ nhận được một tín hiệu từ não để uống nhiều nước hơn, việc bổ sung thêm nước sẽ giúp tăng huyết áp.

Huyết áp cao nên ăn gì?

Cùng với thuốc, dinh dưỡng hợp lý cũng có vai trò trong kiểm soát tốt huyết áp. Vì vậy, trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tăng huyết áp nên giảm các loại thực phẩm chứa chất béo, muối, và hạn chế uống các đồ uống có cồn như rượu, bia.

Cụ thể trong thực đơn hàng ngày cần lưu ý đảm bảo:

  • Chất đạm: Từ 0,8 g đến 1 g protein cho một kg cân nặng.
  • Chất béo từ 25 đến 30 g. Nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô liu, hướng dương.
  • Chất bột đường từ 300 đến 320 g.
  • Muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm) không quá 6g.
  • Chất xơ có nhiều ở rau, củ, quả khoảng 30 đến 40 g (tương đương từ 300 đến 500 g rau).
  • Chế độ ăn có cá, thịt nạc, dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt là an toàn nhất. Các loại rau củ tốt cho người bệnh cao huyết áp như cần tây, cải cúc, rau muống, măng lau, cà chua, cà tím, cà rốt, nấm hương, tỏi, mộc nhĩ. Khi ăn cần chậm rãi, nhai kỹ, ăn nhiều vào buổi sáng, hạn chế ăn muối.
  • Cần bổ sung những thực phẩm giàu magiê, kali, và canxi, ăn những đồ ăn giàu protein chứa ít chất béo, các loại ngũ cốc, trái cây và rau xanh.

Một số loại thực phẩm tốt nên có trong chế độ ăn của người cao huyết áp như:

  • Các loại rau màu xanh như rau diếp cá, rau xà lách, rau cải xoăn, củ cải xanh, cải rổ, rau chân vịt đều là những loại rau rất giàu kali.
  • Các loại quả mọng như quả mâm xôi, quả dâu tây để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Trong gia đình có người bị tăng huyết áp nên chuẩn bị những loại quả mọng này và sử dụng các loại quả này làm món tráng miệng dễ ăn, giàu dinh dưỡng cho cả gia đình.
  • Trong thành phần của khoai tây có chứa hai loại khoáng chất là kali và magiê giúp hạ huyết áp. Ngoài ra, trong khoai tây giàu chất xơ rất cần trong khẩu phần mỗi bữa ăn của gia đình bạn.
  • Có thể ép cải đường lấy nước uống hay nấu chín củ cải đường để ăn hay các món chế biến từ củ cải như món hầm.
  • Sữa không đường là một nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời trong việc cung cấp canxi, ít chất béo rất cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta, rất hữu ích trong hạ huyết áp.
  • Yến mạch là loại thực phẩm giàu chất xơ, hàm lượng chất béo và natri thấp nên là một trong những loại thực phẩm thích hợp đối với những người tăng huyết áp.
  • Là nguồn cung cấp Kali cho cơ thể nên không thể bỏ qua quả chuối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn các loại thực phẩm giàu kali tự nhiên như chuối sẽ tốt hơn nhiều so với những thực phẩm chức năng.

Huyết áp thấp nên ăn gì?

Huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm sự đàn hồi, sự dẻo dai của mạch máu dẫn đến kết quả là tụt huyết áp.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị huyết áp thấp và duy trì huyết áp ở mức bình thường. Vì vậy trong xây dựng chế độ dinh dưỡng, người bị huyết áp thấp cần phải biết huyết áp thấp uống gìhuyết áp thấp ăn gì thì tốt và đặc biệt cần kiêng những gì để không làm xấu thêm tình trạng sức khỏe.

Huyết áp thấp nên ăn những thực phẩm sau, trích dẫn từ Vinmec.

  • Nho khô: Đây là thực phẩm được coi như một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời để điều trị huyết áp thấp. Nho khô giúp duy trì huyết áp mức độ bình thường bằng cách hỗ trợ các chức năng của tuyến thượng thận. Tốt nhất người bị huyết áp thấp nên ăn chúng vào buổi sáng khi đói.
  • Rễ cam thảo: giúp bình thường hóa chỉ số huyết áp thấp gây ra bởi hàm lượng cortisol trong máu thấp.
  • Muối chứa sodium: Có tác dụng tăng huyết áp, bạn hãy thêm một ít muối vào một ly nước và uống. Tuy nhiên, không nên lạm dụng liệu pháp này quá nhiều.
  • Nước chanh: Nếu bạn bị huyết áp thấp do mất nước, hãy uống nước chanh có thể giúp cải thiện huyết áp. Chất chống oxy hóa có trong chanh giúp điều tiết lưu thông máu và duy trì huyết áp ở mức độ ổn định.
  • Hạnh nhân: Ngâm từ 4 đến 5 quả hạnh nhân trong nước và để qua đêm. Sau đó bóc lớp vỏ bên ngoài rồi xay nhuyễn và trộn vào một cốc sữa nóng, uống vào buổi sáng cũng giúp cải thiện huyết áp thấp
  • Thực phẩm chứa caffein: Caffein được tìm thấy trong những đồ uống như cà phê, cola, chocolate nóng, chè đặc. Chất caffein trong cà phê, chè đặc có tác dụng làm tăng huyết áp.
  • Những người bị huyết áp thấp do thiếu máu nên ăn gan lợn, sữa, tôm cá, trứng gà, thịt nạc, các loại đậu, khoai lang, rau dền, rau đay, quả lựu…

Hãy chia sẻ cho mọi người nếu thấy thú vị nhé!

Written by admin

Cách nhận biết xe hết điện

Cách nhận biết xe hết điện

Cách nhận biết cây có độc kèm theo danh sách

Cách nhận biết cây có độc kèm theo danh sách