Cây chè dây thuộc họ nho, cây phân bố và mọc rất nhiều ở sườn đồi. Khắp các vùng đồi núi nước ta từ Bắc chí Nam đều có cây chè dây phân bố. Chè dây là cây thuốc nam có tác dụng giảm viêm dạ dày, giảm đầy hơi, ợ chua, tăng cường tiêu hóa. Cây chè dây mọc nhiều trên các cánh rừng nước ta, xong có rất nhiều người lại không biết về hình dáng cây chè dây, ở bài viết này chúng tôi sẽ chụp kỹ hơn từng bộ phận của cây thuốc này để các bạn biết cách phân biệt, nhận biết để sử dụng làm thuốc.
Cây chè dây ở Việt nam có duy nhất một loài với tên khoa học là: Ampelopsis cantoniensis
Để chế biến loại cây thuốc này thành chè, cây thuốc này phải trải qua một quá trình chế biến rất công phu. Các bạn để ý, khi mọc ở rừng cây chè dây không hề có phấn trắng, song sau khi chế biến chè sẽ có nhiều phấn trắng ở trên các cánh chè. Kinh nghiệm cho thấy, chè dây ngon và có tác dụng điều trị bệnh dạ dày hiệu quả là loại có nhiều phấn trắng và có mùi thơm.
Hãy cùng xem hình ảnh cây chè dây mà chúng tôi ghi lại được :

Hình ảnh cây chè dây mọc trên rừng Hòa Bình. Chè dây là cây mọc ở tầng dưới của thảm thực vật, cây dạng dây leo, thường dựa vào các thân cây khác ở trong rừng.

Hình ảnh cây chè dây, đang quấn quanh thân của một cây nhỏ khác.

Hoa cây chè dây hoa có màu trắng, mọc thành từng chùm nhỏ ở các nách lá.