in

Cách nhận biết cây quỷ kiến sầu

Người ta cho rằng quỷ kiến sầu có thể trừ tà ma, đuổi quỷ dữ… nên đã chế tác thành chuỗi, dây đeo… bày bán vào các ngày lễ,  nhất là Lễ hội vía bà chúa Xứ núi Sam…để trục lợi.

Về cây Quỷ Kiến Sầu

Chi Quỷ kiến sầu hay chi Tật lê (Tribulus) là một chi thực vật có hoa trong họ Zygophyllaceae.

Sự thật hay đồn thổi?

Như đã thành lệ, đến hẹn lại lên, vào những ngày này, khi Lễ hội vía bà chúa Xứ núi Sam sắp vào thời khắc khai hội, là trên các nẻo đường quanh các ngọn núi du lịch tâm linh như: Núi Sam, núi Cấm lại xuất hiện la liệt những hàng quán. Những ai đã từng đến đây, chắc không còn xa lạ với mặt hàng từ sản phẩm QKS được quảng bá có công dụng trị bá bệnh. Dọc theo 2 bên đường quanh khu vực núi Sam, hay sơn đạo lên núi Cấm đầy dẫy những quầy hàng, mâm, xịa bày bán sản phẩm từ QKS.

Bên cạnh mặt hàng thuốc trị bệnh, là la liệt những sản phẩm đa năng khác mà người bán hàng không tiếc lời giải thích về khả năng trừ ma, đuổi quỷ của cây QKS. Thậm chí còn tận tình hướng dẫn cách sử dụng trước khi dùng: Nhà nào bị tà ma vào quấy phá, mua QKS về đốt, mùi thối của nó sẽ đẩy đuổi ma tà ngay lập tức. Hoặc dùng chuỗi, dây đeo vào tay, cổ làm từ cây QKS sẽ trừ được bùa mê, thuốc lú… Và để củng cố niềm tin khách hàng, họ không ngại ra sức đồn thổi cái tên QKS thành cây “thần bá vạn linh”…

Nhìn bên ngoài thân, lá cây QKS có nét tương tự cây nguyệt quế.

Thậm chí, một vị tự xưng là “đạo sĩ” ở núi Cấm còn “bốc” nó lên tận mây xanh với lớp màu huyền thoại: “Cây này chỉ mọc ở các vùng núi cheo leo, hoang vắng và linh thiêng nên rất khó khai thác… nếu sống lâu năm thì thế nào cũng bị trời đánh chẻ thân làm đôi”.

Đàng sau vùng hào quang tự tạo này là những cú “chặt chém”. Nếu khách ăn mặc bình dân, giá một vòng đeo tay chỉ vào khoảng 20-30 ngàn đồng, nhưng nếu là khách sang trọng thì chiếc vòng ấy được hét với giá 50-100 ngàn đồng. Nhưng cũng với sản phảm ấy, họ sẵn sàng đổi… 01 ly cà phê đá. Dù bán với bất cứ giá nào họ cũng có lời vì phần lớn những chiếc vòng, sợi chuỗi ấy được chế tác từ cây trời ơi đất hỡi nào đó.

Nhìn nhận ở góc độ y học, cho dù là QKS chính hiệu thì các bậc lương y cũng chưa biết hết công dụng. Bởi ngay cả sách chuyên đề như: “Cây thuốc An Giang” hay “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cũng chưa từng đề cập qua. Lương y Nguyễn Thiện Chung, Chủ tịch Hội Đông y huyện Tịnh Biên, cho biết, kinh nghiệm cho thấy, đó là cây thuốc trị bệnh ban trắng. Còn sở dĩ gọi là cây QKS vì cây này đem đốt lên, nó bốc mùi… thúi tới mức ma quỷ không chịu nổi, phải bỏ chạy…”.

Nguy cơ tuyệt chủng

Theo các bậc cao niên, QKS là đặc sản của riêng vùng Bảy Núi. Trước đây vùng Bảy Núi, nhất là tại các núi Cô Tô, núi Dài, Cấm Sơn… cây QKS mọc tự nhiên rất nhiều. Nhìn từ bên ngoài, thân, lá của nó giống tương tự như cây nguyệt quế được trồng làm kiểng, nhưng bên trong chúng có sức sống rất mãnh liệt.

Vào mùa nắng nóng, khi phần lớn các loài cây (có cả nguyệt quế) đều héo hắt dưới cái nắng nóng thì lá của cây QKS vẫn xanh mướt, thậm chí còn lấp lánh hơn cả trong mùa mưa. Thời gian gần đây loài cây này lại đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Một phần do bom đạn trong chiến tranh tàn phá, rồi khai thác rừng làm rẫy… đã từng bước thu hẹp dần đất sống của chúng. Nhưng cơ bản nhất vẫn xuất phát từ làn sóng đồn thổi về khả năng trị bá bệnh đã khiến cây QKS bị khai thác triệt để, dồn đẩy đến nguy cơ bị “xóa trắng”.

Có bao nhiêu dây chuỗi này được làm từ cây QKS? Ảnh: T.B

Lúc đầu người ta chỉ là săn cây “rũ” bằng cách đào, bứng cả gốc, rễ của cây chết lâu năm dùi xác dưới mặt đất về bán cho các tiệm thuốc Bắc, thuốc Nam. Sau thời gian hết cây rũ, cánh thợ săn chuyển sang triệt hạ những cây xanh tốt. Trước lợi nhuận hấp dẫn của QKS, những tay săn tìm mọi cách thâm nhập vào rừng truy sát nó, mặc cho ngành kiểm lâm ra sức ngăn chặn và các chủ rừng phản đối. Cứ thế sự hiện diện của cây QKS ngày càng sụt giảm và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Mặc dù thời gian gần đây, một vài cá nhân nhận ra nguy cơ  này và ra sức bảo tồn, nhưng hiệu quả chưa cao. Có nhiều nguyên nhân, như cây chậm lớn… nhưng cơ bản là do thiếu động lực.

Theo lời anh Mai Văn Phi Vân (vồ Mồ Côi-núi Cấm), người đã có hơn chục năm quan tâm, gìn giữ bảo tồn cây QKS, cây trồng 4 năm tuổi, thân chỉ cao khoảng 1m và to bằng ngón chân cái. Nhưng điều đáng ngại nhất là nạn bất cập về quyền lợi. Anh Vân cho biết: “Toàn thân, gốc, rễ QKS đều bán được giá. Một nhánh tươi bằng ngón tay cái đã được săn đón với giá vài trăm ngàn đồng. Còn lõi gốc lên đến là 300 ngàn đồng/kg.

“Nếu bán nhiều thì chẳng bao lâu cây trong vườn nhà cũng tuyệt chủng, còn bán theo kiểu khai thác nhỏ thì chẳng được là bao…”. Vì vậy để bảo tồn cây QKS, hơn 10 năm qua anh Vân phải trồng chuối, trồng tre Mạnh Tông để… kiếm sống mà gìn giữ cây thuốc. Còn giữ được đến chừng nào thì anh Vân không dám chắc. Điều này cũng đồng nghĩa: Số phận cây QKS trên vùng Bảy Núi đang rất mong manh.

Mong rằng, ngành chức năng sớm có biện pháp quản lý, bảo tồn trước khi quá muộn để lưu giữ vốn tài nguyên mà hôm nay chúng ta chưa khám phá hết công dụng, nhất là khi đang bị sử dụng như một trò lừa bịp.

Hãy chia sẻ cho mọi người nếu thấy thú vị nhé!

Written by Biết Nhận

Cách nhận biết cây thảo quyết minh

Cách nhận biết cây rễ cọc