Sâm cau là một dược liệu quý hiếm có nhiều công dụng tuyệt vời. Do mọi người ngày càng biết đến nhiều hơn về những tác dụng quý của sâm cau nên dược liệu này đang được “săn lùng” gắt gao, nhất là sâm cau ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Nhưng vì thiếu hiểu biết, nhiều người có nhu cầu mua sâm cau bị người bán trục lợi, tung tin giới thiệu những loại cây khác là sâm cau với những tác dụng vô cùng thần thánh. Vậy làm sao để lựa chọn được sâm cau chất lượng và uy tín? Bài viết này sẽ mang đến những thông tin bổ ích cho các bạn.
Giới thiệu về sâm cau
- Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ.
- Lá mọc tụ họp lại thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau hình mũi mác hẹp, dài 20-30cm, rộng 2,5-3cmgốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất rõ; bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm.
- Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng, lá bắc hình trái xoan, đài 3 răng có lông; tràng 3 cánh nhẵn; nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi, có lông rậm.
- Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm
- Hạt 1 – 4, phình ở đầu.
Phân bố
- Sâm cau là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rấy. Cây sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất, hoa quả hàng năm, khi già tự mở để hạt phát tán ra xung quanh.
- Sâm cau phân bố ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Bam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi, từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng.
Cách phân biệt sâm cau thật giả
Sâm cau thật
Sâm cau hay còn được gọi là Tiên Mao. “Mao” ở đây có nghĩa là cây “cỏ tranh”, chứ không phải “lông”
Theo Y học cổ truyền sâm cau có vị cay, ngọt, tính ấm, quy kinh vào hai kinh can thận. Có tác dụng: ôn thận, tráng dương, trừ lạnh. Sử dụng trong các trường hợp: thận dương yếu, liệt dương, lạnh kinh niên, viêm khớp, đau do lạnh,…. Tuy nhiên nếu dùng sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức, không nên dùng cho người hư yếu. Sâm cau cũng có độc tính nên khi chế biến, người ra rửa sạch và ngâm với nước vo gạo để khử bớt độc tính này đi. Có nơi còn sử dụng thân rễ Sâm cau để gây sảy thai.
Sâm cau đen- sâm cau thật:
- Lá sâm cau có hình dạng giống lá cau, hoa màu vàng.
- Ở rạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vo màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các dễ con to bán quanh thân dễ chính.
- Sâm cau thật thường củ đen và nhỏ hơn những loại sâm cau giả dạng khác
- âm cau đen bên ngoài màu đen củ dài 15- 20 cm có khi hơn, củ thuôn có các rễ tua rua nhỏ.
- Sâm mùi hăng và khi dùng làm thuốc nếu không chế biến kỹ dễ dẫn tới ngứa và khó uống.
- Sâm mọc thành các cụm hay khóm giống như khi đào các củ sắn lên
Sâm cau giả
Vì công dụng không thể chối cãi của sâm cau dẫn đến nhu cầu sử dụng sâm cau quá lớn, nên trên thị trường cũng trên trên các trang mạng lan truyền có những loại dược liệu khác gắn mác sâm cau để đánh lừa người tiêu dùng. Loại được người bán hàng giới thiệu là rễ của một số loại cây thuộc họ huyết giác, phổ biến hơn là rễ loại cây bồng bồng, loài cây này mọc hoang ở nhiều nơi, cũng có những gia đình trồng làm cảnh. Ngoài ra còn một loài nữa cũng gọi là Bồng bồng hay Huyết giác nam cũng có rễ màu đỏ cam và được bán với tên Sâm cau. Cả hai loài này đều chưa thấy nói đến tác dụng bổ dương trong YHCT. Trong YHCT thì Bồng bồng được sử dụng để nhuận tràng, lợi tiểu, chữa lỵ, bạch đới, lậu (lá) và lỵ ra máu (rễ, hoa),…Ngoài ra, các nghiên cứu dược lý chứng minh rằng Bồng bồng có độc tính.
Một số thông tin được lan truyền còn cho thêm các tính từ gán đằng sau từ sâm cau như Sâm cau “đỏ”, Sâm cau “nếp”,…vốn là những tính từ mang nghĩa tích cực (ý nói là loại tốt, loại tác dụng mạnh,…) để câu kéo khách hàng.
Đặc điểm cây bồng bồng- Sâm cau giả:
- Có cụm như cụm củ sắnsâ
- Vỏ ngoài trơn màu đỏ hoặc trắng đỏ
- Vỏ cậy ra bên trong trắng như củ sắn
- Bẻ đôi ra mùi thơm
Cây bồng bồng – Sâm cau giả
Hiện nay có rất nhiều trang mạng và các phương tiện thông tin khác như báo giấy, đài phát thanh, truyền hình nói về công dụng của sâm cau và cung cấp nhiều thông tin hữu ích về laoij dược liệu quý này. Tuy nhiên, mọi người nên dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng, chính xác, tham khảo những nguồn tin chất lượng, tránh chọn lầm cây thuốc dẫn đến tình trạng không chữa được bệnh mà còn xảy ra những trường hợp đáng tiếc như ngộ độc, liệt dương khi vô tình sử dụng nhầm loại sâm cau giả.