Cách nhận biết con dấu giả như thế nào? Con dấu giả là dấu bắt chước hay làm giống hệt con dấu thật của các công ty, cơ quan, tổ chức. Những con dấu giả này có thể làm giống đến 98% con dấu thật. Bởi vậy mà khó có thể nhận biết bằng mắt thường được. Thường làm con dấu giả không cần bất kỳ giấy tờ nào vẫn có thể khắc và làm con dấu.
Chi phí khắc dấu giả thường rất cao từ 2.000.000 đến 10.000.000 VNĐ cho một con dấu. Đối với những người có ý định làm con dấu giả thì cá cả con dấu không quan trọng. Quan trọng con dấu đó giống con dấu thật bao nhiêu phần trăm.
Cách nhận biết con dấu giả như sau:
Dấu hiệu nhận biết
|
Con dấu giả | Con dấu thật |
Màu mực in | Có màu mực in không được rõ nét do mực in kém chất lượng dẫn đên việc khi đóng dấu giải sẽ có màu mực nhèo, mờ,… | Có màu mực in rõ nét |
Các chi tiết in trên dấu | – Dấu không rõ nét, có khi làm sai chính tả.
– Quốc huy, quốc hiệu đọng mực, nhạt, mờ nhòe, răng cưa mất chi tiết |
Các chi tiết của dấu khi in lên giấy sẽ rất đẹp, các chi tiết in lên giấy rõ ràng và không sai lỗi chính tả. |
Về nét chữ | Không sắc nét. Các nét chữ khi in lên giấy thường hơi nhòe, không rõ ràng các nét trên con dấu giả sẽ không liền với nhau mà đứt quãng, kiểu chữ không đúng với quy chuẩn, bố cục của hình vẽ và các dòng không cân đối, chỗ nét đậm, chỗ nẹt nhạt, chỗ nét to, chỗ nét nhỏ không đều, thường bị mờ hoặc nhòe mực không rõ
Con dấu giả được làm ra ở những cơ sở không uy tín dẫn đến việc con dấu làm ra không được sắc nét, nét chữ có thể bị đứt quãng, không liền mạch.
|
Sắc nét |
Bao bì đựng | Không được chắc chắn | Được làm chắc chắn |
Giấy tờ chứng nhận giá trị của con dấu | Nếu có dấu hiệu tẩy xóa chứng tỏ đó là giấy tờ giả, các dòng kẻ cũng như chữ trên giấy không rõ ràng là có thể xác định ngay đó là con dấu giả | Không tẩy xóa |
Cách nhận biết con dấu giả bằng cách: kiểm tra các giấy tờ chứng nhận khắc dấu của các doanh nghiệp để thấy được sự bất thường
Để thấy được sự bất thường trong các giấy tờ bạn cần xem xét chúng thật kỹ về độ cũ, mới. Nếu trên giấy tờ ghi ngày cấp đã lâu mà các nét mực còn mới thì có thể phân biệt được đâu là giấy chứng nhận con dấu giả đâu là dấu chứng nhận con dấu thật
Cách nhận biết con dấu giả qua việc xét đến tính chất của giấy xác nhận, nếu quá dày hoặc nặng hơn bình thường chứng tỏ đã có sự làm giả trong giấy tờ chứng nhận con dấu của doanh nghiệp hay cá nhân đó.
Các chi tiết in trên dấu không rõ nét, có khi làm sai chính tả đây có thể phân biệt với con dấu thật vì nếu là con dấu thật thì các chi tiết của dấu khi in lên giấy sẽ rất đẹp, các chi tiết in lên giấy rõ ràng và không sai lỗi chính tả.
Chữ ký khi in lên giấy không liền nét như trên con dấu thật do sử dụng công nghệ scan làm cho con dấu giả khi in lên giấy không liền nét, không rõ ràng.
Giấy tờ chứng nhận giá trị của con dấu thường không tẩy xóa, nếu có dấu hiệu tẩy xóa chứng tỏ đó là giấy tờ giả, các dòng kẻ cũng như chữ trên giấy không rõ ràng là có thể xác định ngay đó là con dấu giả
- Xem xét chữ ký và con dấu
Cách nhận biết con dấu giả dễ dàng hơn khi xem xét thật kỹ chữ ký và con dấu. Nếu là con dấu giả chữ ký thường không được tự nhiên, các nét chữ trên con dấu không rõ ràng, các nét chữ khi in lên giấy thường hơi nhòe, không rõ ràng so với con dấu thật, các nét trên con dấu giả sẽ không liền với nhau mà đứt quãng, kiểu chữ không đúng với quy chuẩn, bố cục của hình vẽ và các dòng không cân đối, chỗ nét đậm, chỗ nẹt nhạt, chỗ nét to, chỗ nét nhỏ không đều, thường bị mờ hoặc nhòe mực không rõ.
Làm dấu giả có bị xử phạt không?
Rất nhiều bạn không chỉ có thắc mắc về cách phân biệt dấu thật và giả, mà có thắc mắc về việc làm dấu giả thì có vi phạm pháp luật không? Nếu vi phạm pháp luật thì mức xử phạt là bao nhiêu?
Khẳng định với các bạn rằng việc làm con dấu giả, lưu thông và sử dụng dấu giả là trái pháp luật và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và cá nhân nói riêng.
Tại điều 267 của bộ luật hình sự có đề cập rằng khắc dấu không có giấy chứng nhận sử dụng thì bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; khắc dấu giả và sử dụng dấu giả với mục đích chuộc lợi xử phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng; cá nhân phạm tội có tổ chức sẽ bị xử phạt từ 2 năm đến 5 năm tù; gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử phạt từ 4 đến 7 năm tù.
Hình thức xử lý đối với hành vi làm và sử dụng con dấu giả:
Xử lý hành chính:
Hành vi làm giả con dấu có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định 167/2013/NĐ-CP,
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- d) Khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả.
Xử lý hình sự:
Trường hợp có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự theo các tội danh tương ứng của Bộ luật Hình sự như: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174), Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341).