Công sứ và Đại sứ có gì khác nhau là câu hỏi mà bạn đang quan tâm, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ các hàm ngoại giao như Công sứ, Đại sứ, Tham tán có gì khác nhau.
Hàm ngoại giao là gì?
Cũng như trong quân đội, trong lĩnh vực ngoại giao cũng có phân hàm và cấp bậc.
Hàm ngoại giao là hệ thống chức danh viên chức ngoại giao của cơ quan đối ngoại ở trong nước và cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Mỗi nước có hệ thống hàm ngoại giao riêng do ngành lập pháp của nước đó quy định.
Theo pháp luật Việt Nam, chức vụ ngoại giao Việt Nam gồm có đại sứ đặc mệnh toàn quyền, công sứ đặc mệnh toàn quyền, đại biện, trưởng đoàn đại điện thường trực tại tổ chức quốc tế liên chính phủ; công sứ; tham tán công sứ; tham tán; bí thư thứ nhất; bí thư thứ hai; bí thư thứ ba; tùy viên.
Ngoại giao châu Âu truyền thống
Cho đến đầu thế kỷ 19, mỗi quốc gia châu Âu sử dụng hệ thống cấp bậc ngoại giao của riêng mình. Sự tương đương về chức vụ giữa các quan chức ngoại giao các nước khác nhau là cả một vấn đề vì các nước lớn có xu hướng đặt các chức vụ ngoại giao của mình cao hơn các nước nhỏ nhằm áp đặt thế thượng phong khi tiến hành các thỏa ước ngoại giao.
Để giải quyết vấn đề này, Hội nghị Viên năm 1815 chính thức pháp điển hóa hệ thống các hàm ngoại giao.
Bốn cấp bậc trong hệ thống này bao gồm:
- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền (“Đại sứ”). Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao cấp đại sứ quán, đại diện chính thức của nguyên thủ quốc gia, do nguyên thủ quốc gia đề cử và giới thiệu bằng thư ủy nhiệm. Ở một số hệ thống có Người đứng đầu đồng cấp (primus inter pares), chức danh sứ thần (đại diện của Tòa Thánh) và chức danh cao ủy (dành cho các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh) cũng tương đương cấp hàm đại sứ. Người này đại diện cho chính phủ hơn là cho nguyên thủ quốc gia.
- Đại sứ vô nhiệm sở. Đây là những chuyên viên ngoại giao hàm cao nhất, hoặc các công sứ được quyền thay mặt quốc gia. Đa số các đại sứ chỉ đại diện ngoại giao cho một quốc gia duy nhất. Ngược lại, đại sứ vô nhiệm sở hoạt động trên cơ sở nhiều quốc gia, thường là các nước lân cận nhau, hoặc một vùng lãnh thổ hoặc đôi khi một tổ chức liên chính phủ, như Liên Hợp Quốc hoặc Liên minh châu Âu.
- Công sứ đặc mệnh toàn quyền. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao cấp công sứ quán. Công sứ được bổ nhiệm làm việc bên cạnh nguyên thủ quốc gia của nước sở tại. Công sứ là một hàm ngoại giao sau đại sứ trong cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.
- Công sứ thường trú là hàm ngoại giao ngày nay ít dùng, chỉ cao hơn đại biện.
- Tham tán hoặc Đại biện. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao cấp ba. Về hàm và cấp ngoại giao, đại biện thấp hơn đại sứ và công sứ; đại biện được bổ nhiệm bên cạnh bộ trưởng ngoại giao. Một đại biện lâm thời được chỉ định thi hành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ, công sứ, đại biện) trong thời gian người ấy tạm vắng mặt. Người được chỉ định làm đại biện lâm thời là nhà ngoại giao có hàm cao nhất trong số các nhà ngoại giao còn lại của cơ quan đại diện ngoại giao.
Công sứ là gì?
Công sứ là Đại diện ngoại giao đứng đầu công sứ quán và được bổ nhiệm làm đại diện cho nước cử trước nguyên thủ quốc gia của nước tiếp cận theo quy định của luật quốc tế. Công sứ thuộc cấp ngoại giao cao cấp được phong cho những công chức ngành ngoại giao đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định.
Nơi làm việc của công sứ gọi là công sứ quán. Công sứ quán (legation) là thuật từ được dùng trong ngoại giao để chỉ văn phòng đại diện ngoại giao bậc thấp hơn một đại sứ quán. Sự phân biệt giữa một công sứ quán và đại sứ quán bị bỏ đi theo sau Chiến tranh thế giới thứ hai khi tất cả các văn phòng đại diện ngoại giao hiện tại được ấn định là đại sứ quán hay cao uỷ. + Công sứ quán có thể hiểu là cơ quan đại diện ngoại giao. Sứ mệnh ngoại giao thường trực của công sứ quán được một công sứ lãnh đạo.
Đại sứ là gì?
Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền, thường gọi tắt là Đại sứ là nhân viên ngoại giao có chức vụ cao nhất, được chỉ định đại diện cho một quốc gia tại một đất nước khác hoặc một tổ chức quốc tế.
Đôi khi các nước cũng bổ nhiệm những cá nhân có uy tín cao làm Đại sứ lưu động để thực thi những nhiệm vụ cụ thể đã được giao. Những đại sứ này sẽ tham mưu, hỗ trợ cho chính phủ của họ tại một khu vực nhất định.
Theo cách hiểu thông thường, đại sứ là người đại diện cấp cao nhất của một chính phủ tại thủ đô nước khác. Các nước sở tại thường cho phép đại sứ quản lý một khu vực nhất định, gọi là Đại sứ Quán. Tại đây, các nhân viên ngoại giao và thậm chí cả các phương tiện giao thông thường được nước sở tại miễn trừ ngoại giao. Văn phòng làm việc của Đại sứ là Đại sứ quán.
Chức năng chính của các Đại Sứ Quán bao gồm: quảng bá hình ảnh của đất nước và thúc đẩy giao lưu văn hóa với nước ngoài, cung cấp thông tin liên lạc cho công dân nước mình tại nước sở tại, xử lý giấy tờ và tư vấn thủ tục cần thiết cho công dân nước mình tại nước sở tại, đảm bảo an ninh cho công dân nước mình ở nước sở tại…
Ngoài ra Đại Sứ Quán còn đem đến cơ hội việc làm cũng như hỗ trợ giáo dục cộng đồng thông qua các chương trình về du học, học bổng cho các cấp học,…
Ngoài Đại sứ quán, còn có Lãnh sự quán.
Lãnh sự quán
Lãnh sự quán là một trong những cơ quan lãnh sự theo định nghĩa tại Công ước Viên về quan hệ lãnh sự 1963. “Cơ quan lãnh sự” có nghĩa là Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Phó lãnh sự quán hoặc Đại lý lãnh sự quán. Lãnh sự quán là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt ở thành phố của một nước khác, phụ trách một vùng nào đó. Đây là nơi làm việc của Tổng Lãnh sự và các nhân viên ngoại giao. Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán, do các yếu tố khác như khối lượng công việc, yếu tố địa lý…
Sự khác nhau giữa Công sư và Đại sứ
Cả Công sứ và Đại sứ đều là Viên chức ngoại giao gồm những người có hàm hoặc chức vụ ngoại giao (còn được gọi là người có thân phân ngoại giao), bao gồm: đại sứ (công sứ, đại biên); tham tán công sứ; tham tán (tham tán chính trị, tham tán kinh tế-thương mại, tham tán văn hoá…); tùy viên quân sự; bí thư thứ nhất, bí thư thứ hai, bí thư thứ ba; tùy viên.
Nhưng xét về cấp bậc thì xếp theo thứ tự sau: Đại sứ có chức vụ cao hơn Công sứ. Công sứ cao hơn tham tán, đại biện.
Tham tán công sứ là chức vụ ngoại giao sau đại sứ đặc mệnh toàn quyền, công sứ đặc mệnh toàn quyền, người đại diện, trưởng đoàn đại diện thường trực, công sứ. Trong một vài trường hợp, ở cơ quan đại diện ngoại giao của quốc gia tại nước ngoài chưa có đại sứ đặc mệnh toàn quyền thì tham tám công sứ có thể được cử giữ chức vụ người đứng đầu trong 1 khoảng thời gian nhất định theo quyết định của quốc giacử đại diện. Ở Việt Nam, căn cứ theo pháp lệnh năm 1995 về hàm, cấp ngoại giao đã quy định cụ thể về hệ thống hàm, cấp, chức vụ ngoại giao, trong đó có chức vụ tham tám công sứ.
Tham tán và đại biện
Tham tán hoặc Đại biện. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao cấp ba. Về hàm và cấp ngoại giao, đại biện thấp hơn đại sứ và công sứ; đại biện được bổ nhiệm bên cạnh bộ trưởng ngoại giao. Một đại biện lâm thời được chỉ định thi hành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ, công sứ, đại biện) trong thời gian người ấy tạm vắng mặt. Người được chỉ định làm đại biện lâm thời là nhà ngoại giao có hàm cao nhất trong số các nhà ngoại giao còn lại của cơ quan đại diện ngoại giao.